Quần áo

Quần áo

10 thg 11, 2010

Vàng ơi là vàng!

Chỉ sau một đêm, giá vàng trong nước đã tăng gần 3 triệu đồng/lượng trong sáng và trưa hôm qua (9/11).
Trong khi đó, giá vàng trên thị trường châu Á có tăng nhưng không đáng kể, loanh quanh trên ngưỡng 1.395USD/oz. Thậm chí, một thị trường được coi là khá "nhạy" như New York (Mỹ), giá vàng có tăng nhưng cũng chỉ thêm khoảng 10 - 15 USD/oz so với trước đó.

Nếu quy đổi ra tiền Việt, sau khi trừ chi phí, giá trong nước vẫn cao hơn giá thế giới tới gần 2,5 triệu đồng/lượng. Quả là, vàng trong nước đang ở cơn... "cuồng loạn".

Ai tạo nên cơ sự "cuồng loạn" này? Câu hỏi dễ nhưng câu trả lời lại bị làm "khó". Người thì nghi ngờ có bàn tay của các nhà đầu cơ, đẩy giá lên cao để kiếm lời trong bối cảnh tâm lý người dân có phần bối rối hiện nay. Trong khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có cả những động thái "gây áp lực cho cơ quan quản lý" của giới kinh doanh vàng và liên quan đến vàng thì cũng không ít người khẳng định ngược lại.

Họ cho rằng, chính những động thái "siết chặt" với vàng gần đây của cơ quan quản lý nhà nước như hạn chế nhập khẩu vàng, không cho vay vàng từ ngân hàng để kinh doanh... đã khiến nguồn cung trong nước khan hiếm, đẩy giá vàng lên cao. Dù là "lỗi" do ai, cơn “cuồng loạn” giá vàng cũng đã và đang diễn ra!

Trong khi các nhà phân tích đang đi tìm nguyên nhân của sự bốc hỏa, giá vàng vẫn "làm mưa làm gió". Trong khi cơ quan quản lý và giới kinh doanh đang "đổ" lỗi cho nhau, giá vàng vẫn tiếp tục biến động không lường. Trong khi giới đầu cơ đang mê mải hốt tiền thì người dân vẫn rồng rắn xếp hàng trước các cửa hàng vàng bạc để mua vàng với giá cao chót vót.

Vậy nhưng, chỉ ít phút sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ cấp quota nhập khẩu vàng không hạn chế, giá vàng trong nước đã giảm tới 1 triệu đồng/lượng. Sự “cuồng loạn” đã được "làm nguội" đôi phần chỉ từ một lời tuyên bố. Xem ra, các động thái của cơ quan quản lý có tác động lớn đến nhường nào? Vậy thì, những ý kiến cho rằng, sự "cuồng loạn" của giá vàng trưa 9/11 có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý kể cũng... có lý!

Nếu đã có lý, các cơ quan quản lý lẽ nào không nên xem lại cách điều hành và trách nhiệm của mình? Bởi, mọi sự "cuồng loạn" về giá, hậu quả bao giờ cũng nặng nề và người gánh chịu mọi hệ lụy cuối cùng vẫn là... dân.

Thường Sơn

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ